Skip to content

Kết nối xuất khẩu giữa doanh nghiệp Hàn Quốc với doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên

Hơn 100 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc và Việt Nam có dịp trao đổi, kết nối liên kết xuất khẩu hàng hóa tại Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc diễn ra hôm nay (1/8), tại Lâm Đồng.

Đông đảo doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm bạn hàng tại khu vực Tây Nguyên.

Tham gia chương trình giao thương kết nối liên kết xuất khẩu hàng hóa có 29 doanh nghiệp Hàn Quốc và 73 doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu vực Tây Nguyên, 1 doanh nghiệp An Giang; Chương trình được diễn ra trong 1 ngày. Trong đó, Ban Tổ chức bố trí để doanh nghiệp hai bên gặp gỡ kết nối giao thương trực tiếp và chương trình hội nghị tiếp tục trao đổi kết nối và liên kết đầu tư.

Đại diện các doanh nghiệp tham quan gian hàng tại Hội nghị.

Thông qua Hội nghị lần này, sẽ giúp doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên nắm bắt thêm thông tin về dự báo tình hình, định hướng nhu cầu thị trường xuất khẩu; cập nhật tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc. Còn doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp cận, đánh giá được năng lực sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu khu vực Tây Nguyên cũng như nắm bắt tình hình phát triển logistics tại các địa phương. Từ đó giúp thị trường xuất khẩu mở rộng và có thêm nhiều chuỗi cung ứng mới được hình thành, góp phần đưa các sản phẩm thế mạnh của khu vực Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung đi xa hơn, bền vững hơn.

Thông qua các gian hàng, doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên giới thiệu sản phẩm thế mạnh đến đối tác Hàn Quốc.

Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng trong văn hóa do cùng nằm trong khu vực Đông Á; cả hai quốc gia đều có nền ẩm thực phong phú và đa dạng, với nhiều món ăn truyền thống sử dụng gạo, rau và các loại gia vị đặc trưng. Kim chi của Hàn Quốc và dưa muối của Việt Nam là những ví dụ tiêu biểu về sự tương đồng trong cách chế biến thực phẩm lên men; đều có nhiều lễ hội truyền thống, có các phong tục như cưới hỏi, đặc biệt đón tết theo lịch âm, đều có lịch sử lâu đời trong nghệ thuật và văn học, bao gồm cả thư pháp, hội họa, và âm nhạc truyền thống.

Khu vực Tây Nguyên – Lâm Đồng, với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, con người thân thiện và nền văn hóa đa dạng, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại và đầu tư.

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch song phương năm 2023 đạt 76 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 10,2 tỷ USD, tăng 10,9%, chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Ngày 1-8, tại TP Đà Lạt, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng và Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc phối hợp cùng Sở Công Thương các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum khai mạc Hội nghị kết nối giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa gắn với xúc tiến du lịch và đầu tư giữa doanh nghiệp Hàn Quốc với doanh nghiệp các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Chương trình thu hút, kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa giữa 29 doanh nghiệp Hàn Quốc và 73 doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu vực Tây Nguyên.

Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Các đại biểu tham dự Hội nghị kết nối giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa gắn với xúc tiến du lịch và đầu tư giữa doanh nghiệp Hàn Quốc với doanh nghiệp các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Dương Quốc Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: “Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng trong văn hóa do cùng nằm trong khu vực Đông Á; cả hai quốc gia đều có nền ẩm thực phong phú và đa dạng, với nhiều món ăn truyền thống sử dụng gạo, rau và các loại gia vị đặc trưng. Khu vực Tây Nguyên – Lâm Đồng, với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, con người thân thiện và nền văn hóa đa dạng, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại và đầu tư”.

Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc
 Tại hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam trưng bày đa dạng các mẫu mã, sản phẩm đặc sắc.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp Hàn Quốc được từng nhóm doanh nghiệp Việt Nam tới gặp gỡ giới thiệu và trao đổi theo hình thức từng doanh nghiệp Việt sẽ giới thiệu nhanh về thông tin doanh nghiệp của mình bao gồm: Sản phẩm, tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất, chế biến và nhu cầu, khả năng cung cấp sản phẩm có sản phẩm mẫu giới thiệu kèm theo.

Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Khu vực trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp.

Thông qua hội nghị lần này, sẽ giúp doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên nắm bắt thêm thông tin về dự báo tình hình, định hướng nhu cầu thị trường xuất khẩu; cập nhật tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc. Còn doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp cận, đánh giá được năng lực sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu khu vực Tây Nguyên cũng như nắm bắt tình hình phát triển logistics tại các địa phương.

Từ đó giúp thị trường xuất khẩu mở rộng và có thêm nhiều chuỗi cung ứng mới được hình thành, góp phần đưa các sản phẩm thế mạnh của khu vực Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung đi xa hơn, bền vững hơn.

Nguồn: qdnd.vn

Hội nghị giao thương kết nối doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên – Hàn Quốc

Ngày 01/8, tại TP Đà Lạt, đã diễn ra Chương trình Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024.

 Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024.
Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024.
Ông Dương Quốc Anh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, phát biểu khai mạc hội nghị.
Ông Dương Quốc Anh – Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, phát biểu khai mạc hội nghị.

Trong khuôn khổ chương trình giao thương kết nối liên kết xuất khẩu hàng hóa giữa 29 doanh nghiệp Hàn Quốc và 73 doanh nghiệp, Hợp tác xã trong khu vực Tây Nguyên, 01 doanh nghiệp An Giang, chương trình được diễn ra trong thời gian 01 ngày. Trong đó: Ban Tổ chức bố trí để doanh nghiệp hai bên gặp gỡ kết nối giao thương trực tiếp và chương trình hội nghị tiếp tục trao đổi kết nối và liên kết đầu tư.

Các đại biểu và đông đảo các doanh nghiệp tham dự hội nghị.
Các đại biểu và đông đảo các doanh nghiệp tham dự hội nghị.

Thông qua Hội nghị lần này, sẽ giúp doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên nắm bắt thêm thông tin về dự báo tình hình, định hướng nhu cầu thị trường xuất khẩu; cập nhật tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc. Doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp cận, đánh giá được năng lực sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu khu vực Tây Nguyên cũng như nắm bắt tình hình phát triển logistics tại các địa phương. Từ đó giúp thị trường xuất khẩu mở rộng và có thêm nhiều chuỗi cung ứng mới được hình thành, góp phần đưa các sản phẩm thế mạnh của khu vực Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung đi xa hơn, bền vững hơn.

Các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao được sự quan tâm của các doanh nghiệp Hàn Quốc
Các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao được sự quan tâm của các doanh nghiệp Hàn Quốc

Với sự chung tay tích cực đóng góp ý chí và tâm sức với Hội nghị đã thu nhận được nhiều thông tin và giải pháp giá trị, nhiều doanh nghiệp Việt Nam kết nối thúc đẩy giao thương, phát triển xuất khẩu với doanh nghiệp Hàn Quốc; sớm góp phần đưa các tỉnh Tây Nguyên vươn tầm phát triển mới, xứng đáng với vị thế và vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng. Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới, đưa quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới.

Các sản phẩm nông nghiệp vẫn là thế mạnh của các doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên
Các sản phẩm nông nghiệp vẫn là thế mạnh của các doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch song phương năm 2023 đạt 76 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 10,2 tỷ USD, tăng 10,9%, chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Các sản phẩm rau, củ, quả sạch cũng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Các sản phẩm rau, củ, quả sạch cũng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Điều đó cho thấy rằng, Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam nói chung và của các tỉnh khu vực miền Tây Nguyên nói riêng. Thông qua chương trình, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Hàn Quốc và Việt Nam nói chung, giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp các tỉnh Tây Nguyên nói riêng lên một tầm cao mới.

Khu vực Tây Nguyên, với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, con người thân thiện và nền văn hóa đa dạng, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại và đầu tư.

Nguồn: kinhtedothi.vn

Các tỉnh Tây Nguyên kết nối giao thương với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Chiều ngày 1/8, tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục diễn ra Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hoá giữa các doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với các doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng và Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc, phối hợp cùng Sở Công Thương các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tổ chức Chương trình giao thương kết nối liên kết xuất khẩu hàng hóa giữa 29 doanh nghiệp Hàn Quốc và 73 doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu vực Tây Nguyên.

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
Ông Bùi Xuân Lịch (thứ 2 từ trái qua), Trưởng đại diện Văn phòng Cục Xúc tiến thương mại tại Khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Bộ Công Thương tham dự hội nghị. (Ảnh: Lê Sơn)

Ông Bùi Xuân Lịch, Trưởng đại diện Văn phòng Cục Xúc tiến thương mại tại Khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Bộ Công Thương) cho biết, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch song phương năm 2023 đạt 76 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 10,2 tỷ USD, tăng 10,9%, chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng, Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam nói chung và của các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói riêng.

Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục đồng hành cùng các địa phương khu vực Tây Nguyên đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến thương mại và kết nối giao thương sang thị trường Hàn Quốc nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho các nhà sản xuất, xuất khẩu trong bối cảnh thị trường tiêu thụ nội địa và thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Qua đó, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thế mạnh của Vùng cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Ông Lịch cho rằng, thông qua hội nghị lần này, sẽ giúp doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên nắm bắt thêm thông tin về dự báo tình hình, định hướng nhu cầu thị trường xuất khẩu; cập nhật tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc. Còn doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp cận, đánh giá được năng lực sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu khu vực Tây Nguyên cũng như nắm bắt tình hình phát triển logistics tại các địa phương. Từ đó giúp thị trường xuất khẩu mở rộng và có thêm nhiều chuỗi cung ứng mới được hình thành, góp phần đưa các sản phẩm thế mạnh của khu vực Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung đi xa hơn, bền vững hơn.

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
Hội nghị là dịp để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác giao thương. (Ảnh: Lê Sơn)

Tiến sĩ Trần Hải Linh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc chia sẻ, đây là cơ hội để chúng ta cùng nhau tăng cường giao lưu, hợp tác, kết nối cung cầu hàng hóa, xúc tiến đầu tư và mở rộng các tour tuyến du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc và còn là dịp để các doanh nghiệp Hàn Quốc khám phá tiềm năng, cơ hội đầu tư tại khu vực Tây Nguyên. Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua các phiên giao thương, trao đổi trực tiếp, quý vị sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hợp tác, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian qua, rất nhiều sản phẩm đặc trưng của Vùng Tây Nguyên đã được xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc như hạt macca, các loại trái cây sấy… kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk với Hàn Quốc năm 2023 đạt 36,5 triệu USD, nhập khẩu gần 247 nghìn USD. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm nông sản như: Cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su; nhập khẩu chủ yếu là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác,…

Với tiềm năng, thế mạnh của hai bên, chúng ta còn rất nhiều dư địa để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực, trong đó, có kết nối giao thương trong lĩnh vực hàng nông sản, thực phẩm cần được tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh.

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
Các doanh nghiệp Hàn Quốc. (Ảnh: Lê Sơn)
Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
Các doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp Vùng Tây Nguyên ký kết biên bản ghi nhớ. (Ảnh: Lê Sơn)

Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông thì cho rằng, hiện nay, sản phẩm của Đắk Nông đang dần được mở rộng tiêu thụ tại thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước và đang trực tiếp và gián tiếp xuất khẩu vào thị trường một số nước như: Singapore, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philippines, Nhật Bản…

Đối với thị trường Hàn Quốc, là một trong 10 đối tác nhập khẩu cà phê lớn từ Việt Nam, là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn (mặt hàng có lợi thế của các tỉnh Tây Nguyên), nhiều tiềm năng đối với doanh nghiệp các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, Hàn Quốc là thị trường khó tính, mức độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cao và nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt đối với các sản phẩm rau quả (như sản phẩm đồng bộ về chất lượng, kích cỡ, màu sắc; thương hiệu; vệ sinh an toàn thực phẩm; quy trình chế biến, chế biến sâu; …).

Hiện tại một số doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông cũng đang kết nối, tiếp cận một số đối tác doanh nghiệp Hàn Quốc để hợp tác sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm trái cây sấy, socola, cà phê bột, tinh dầu mắc ca và cải thảo (chế biến kim chi).

Kết thúc Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hoá giữa các doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với các doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024 tại tỉnh Lâm Đồng đã có 42 biên bản ghi nhớ đã được ký giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp các tỉnh Vùng Tây Nguyên.

Lê Sơn

Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên thúc đẩy giao thương với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ngày 1/8, tại Lâm Đồng, đã diễn ra Chương trình Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc. Tham gia chương trình có hơn 100 doanh nghiệp (29 doanh nghiệp Hàn Quốc và 73 doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu vực Tây Nguyên, 1 doanh nghiệp An Giang).

Chương trình được diễn ra trong 1 ngày, Ban Tổ chức bố trí để doanh nghiệp hai bên gặp gỡ kết nối giao thương trực tiếp và chương trình hội nghị tiếp tục trao đổi kết nối và liên kết đầu tư.

Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc gặp gỡ kết nối giao thương trực tiếp.

Hội nghị lần này nhằm giúp doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên nắm bắt thêm thông tin về dự báo tình hình, định hướng nhu cầu thị trường xuất khẩu; cập nhật tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc. Doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp cận, đánh giá được năng lực sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu khu vực Tây Nguyên cũng như nắm bắt tình hình phát triển logistics tại các địa phương. Từ đó giúp thị trường xuất khẩu mở rộng và có thêm nhiều chuỗi cung ứng mới được hình thành, góp phần đưa các sản phẩm thế mạnh của khu vực Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung đi xa hơn, bền vững hơn.

Quang cảnh chương trình.

Khu vực Tây Nguyên – Lâm Đồng, với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, con người thân thiện và nền văn hóa đa dạng, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại và đầu tư.

Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng trong văn hóa do cùng nằm trong khu vực Đông Á; cả hai quốc gia đều có nền ẩm thực phong phú và đa dạng, với nhiều món ăn truyền thống sử dụng gạo, rau và các loại gia vị đặc trưng. Kim chi của Hàn Quốc và dưa muối của Việt Nam là những ví dụ tiêu biểu về sự tương đồng trong cách chế biến thực phẩm lên men; đều có nhiều lễ hội truyền thống, có các phong tục như cưới hỏi, đặc biệt đón tết theo lịch âm, đều có lịch sử lâu đời trong nghệ thuật và văn học, bao gồm cả thư pháp, hội họa, và âm nhạc truyền thống.

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch song phương năm 2023 đạt khoảng 76 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 10,2 tỷ USD, tăng 10,9%, chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam./.

Nguồn: dangcongsan.vn

Các tỉnh Tây nguyên kết nối xuất khẩu hàng hóa qua Hàn Quốc

Hơn 100 doanh nghiệp các tỉnh Tây nguyên và Hàn Quốc tham gia chương trình giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa qua Hàn Quốc.

Ngày 1.8, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) diễn ra chương trình giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa qua Hàn Quốc giữa 29 doanh nghiệp Hàn Quốc và 73 doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu vực Tây nguyên.

Các tỉnh Tây nguyên kết nối xuất khẩu hàng hóa qua Hàn Quốc- Ảnh 1.

Hội nghị giao thương kết nối liên kết xuất khẩu hàng hóa qua Hàn Quốc

Ông Dương Quốc Anh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng (Trung tâm XTĐT-TMDL Lâm Đồng), cho biết chương trình do Hiệp hội Doanh nhân và đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIA) và Trung tâm XTĐT – TMDL Lâm Đồng phối hợp tổ chức. Mục đích nhằm tạo điều kiện giúp doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong khu vực Tây nguyên và các doanh nghiệp, đơn vị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc gặp gỡ, trao đổi, kết nối cung cầu hàng hóa, liên kết đầu tư.

Theo ông Bùi Xuân Lịch, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), để tạo bước chuyển biến mới, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển của mình, các tỉnh vực Tây nguyên cần phải có các giải pháp thúc đẩy khoa học, công nghệ, trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết vùng trong các xúc tiến thương mại và xuất khẩu theo quy mô chuyên nghiệp để phát huy tối đa các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá.

Thông qua hội nghị lần này sẽ giúp doanh nghiệp khu vực Tây nguyên nắm bắt thêm thông tin về dự báo tình hình, định hướng nhu cầu thị trường xuất khẩu; cập nhật tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc. Với doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp cận, đánh giá được năng lực sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu khu vực Tây nguyên cũng như nắm bắt tình hình phát triển logistics tại các địa phương.

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch song phương năm 2023 đạt 76 tỉ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 20 kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 32 tỉ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc 10,2 tỉ USD, tăng 10,9%.

 

Các tỉnh Tây nguyên kết nối xuất khẩu hàng hóa qua Hàn Quốc- Ảnh 2.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết, trong 2 ngày qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc được đi khảo sát thực tế một số nông trại tại Lâm Đồng và thấy sản phẩm của các nông trại có chất lượng cao. Phía Hàn Quốc hy vọng qua những hội nghị thế này sẽ kết nối giao thương hai bên khởi sắc hơn. Kết thúc hội nghị, có 18 doanh nghiệp Hàn Quốc ký 42 biên bản ghi nhớ hợp tác xuất nhập khẩu hàng hóa với các doanh nghiệp vùng Tây nguyên.

Kết nối giao thương các tỉnh Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ngày 1/8, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa các doanh nghiệp Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc gắn với xúc tiến du lịch và đầu tư năm 2024.

Đây là Chương trình do Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Sở Công Thương của 5 tỉnh Tây Nguyên và Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tổ chức. Tham dự cuộc giao thương này có 29 doanh nghiệp Hàn Quốc và 74 doanh nghiệp trong nước, chủ yếu đến từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông.

Phát biểu khai mạc, ông Dương Quốc Anh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đánh giá, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng trong văn hóa do cùng nằm trong khu vực Đông Á; cả hai quốc gia đều có nền ẩm thực phong phú và đa dạng, với nhiều món ăn truyền thống sử dụng gạo, rau và các loại gia vị đặc trưng.

Kim chi của Hàn Quốc và dưa muối của Việt Nam là những ví dụ tiêu biểu về sự tương đồng trong cách chế biến thực phẩm lên men; đều có nhiều lễ hội truyền thống, có các phong tục như cưới hỏi, đặc biệt đón tết theo lịch âm, đều có lịch sử lâu đời trong nghệ thuật và văn học, bao gồm cả thư pháp, hội họa, và âm nhạc truyền thống.

Khu vực Tây Nguyên – Lâm Đồng, với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, con người thân thiện và nền văn hóa đa dạng, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực; trong đó có thương mại và đầu tư.

Ngay sau chương trình khai mạc, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đi thăm quan các gian hàng trưng bày hàng trăm mặt hàng chủ lực của 5 tỉnh Tây Nguyên. Chủ yếu là những mặt hàng nông sản như cà phê, trà, hạt điều, mắc ca, rau, hoa, trái cây tươi…; các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến từ atiso, mứt kẹo trái cây, dược liệu, rượu sâm ngọc linh…

Ông Cho Beob – Phó Chủ tịch Hệ thống siêu thị Y Mart, Hàn Quốc cho biết, để tham gia giao thương lần này, ông muốn trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam, tìm kiếm những sản phẩm tốt tại Việt Nam để cùng nhau buôn bán, trao đổi với những doanh nghiệp Hàn Quốc. Ở đây có rất nhiều sản phẩm mà người Hàn Quốc ưa thích nên ông Cho Beob cũng đang cân nhắc những sản phẩm phù hợp nhất. Người Hàn Quốc thích những sản phẩm như cà phê, ca cao nên ông đang tìm kiếm những loại sản phẩm này.

TS. Trần Hải Linh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam- Hàn Quốc (VKBIA) cho biết, hợp tác về thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Hàn Quốc vẫn còn nhiều dư địa để cùng nhau phát triển; trong đó, Hội nghị Xuất nhập khẩu – Thương mại Việt – Hàn được tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng lần này sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội được thực hiện B2B, B2C, B2G… cho cộng đồng doanh nghiệp – doanh nhân 2 nước.

Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn một số những khó khăn, vướng mắc nhất định trong thương mại, xuất nhập khẩu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, hôm nay, Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIA) đã cùng 40 doanh nghiệp Hàn Quốc đã có mặt tại đây để đồng hành và phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Công Thương Việt Nam tổ chức Hội nghị Xúc tiến Thương mại Việt – Hàn lần này.

Sau khi thăm quan, nghiên cứu, 29 doanh nghiệp Hàn Quốc đã tổ chức giao lưu trực tiếp với các doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên theo hình thức 1-1. Mỗi doanh nghiệp Hàn Quốc 1 bàn; từng nhóm doanh nghiệp Việt Nam tới gặp gỡ giới thiệu và trao đổi theo hình thức từng doanh nghiệp giới thiệu nhanh về doanh nghiệp mình; sản phẩm, tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất, chế biến và nhu cầu, khả năng cung cấp sản phẩm có sản phẩm mẫu giới thiệu kèm theo.

Qua đó đã có 36 biên bản ghi nhớ được ký kết giữa 29 doanh nghiệp Hàn Quốc với các doanh nghiệp Tây Nguyên, hứa hẹn 1 giai đoạn phát triển giao thương giữa khu vực Tây Nguyên với một thị trường quốc tế mới.

Nguồn: bnews.vn/

Hơn 40 biên bản hợp tác được ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên

NDO – Hơn 40 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên đã được ký kết tại Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp hai bên, tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng.

Doanh nghiệp Hàn Quốc và khu vực Tây Nguyên ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.
Doanh nghiệp Hàn Quốc và khu vực Tây Nguyên ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.

Ngày 1/8, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc (VKBIA), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp Sở Công thương các tỉnh Tây Nguyên tổ chức Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng Dương Quốc Anh cho biết, khu vực Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, con người thân thiện và nền văn hóa đa dạng, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại và đầu tư.

Hơn 40 biên bản hợp tác được ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên ảnh 1
Quang cảnh hội nghị.

Nhằm tạo điều kiện giúp doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh khu vực Tây Nguyên và các doanh nghiệp, đơn vị xuất nhập khẩu Hàn Quốc gặp gỡ, trao đổi, kết nối cung cầu hàng hóa, liên kết đầu tư, hội nghị đã tổ chức cho 29 doanh nghiệp Hàn Quốc và 73 doanh nghiệp, hợp tác xã khu vực Tây Nguyên, 1 doanh nghiệp An Giang gặp gỡ, trao đổi thông tin và sản phẩm. Qua đó, mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh trong tương lai.

Trưởng đại diện Văn phòng Cục Xúc tiến thương mại tại khu vực miền trung-Tây Nguyên Bùi Xuân Lịch thông tin, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, với kim ngạch song phương năm 2023 đạt 76 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Trong 5 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 10,2 tỷ USD, tăng 10,9%, chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng, Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam nói chung và của các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Hơn 40 biên bản hợp tác được ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên ảnh 2
Đại diện Viện nghiên cứu tỉnh JeonNam chia sẻ kinh nghiệm về quảng bá thương hiệu sản phẩm.

“Thời gian tới, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tiếp tục đồng hành cùng các địa phương vùng Tây Nguyên đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, xúc tiến thương mại và kết nối giao thương sang thị trường Hàn Quốc, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các nhà sản xuất, xuất khẩu trong bối cảnh thị trường tiêu thụ nội địa và thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Qua đó, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thế mạnh của vùng cả ở thị trường trong nước và quốc tế”, ông Bùi Xuân Lịch cho biết.

Hơn 40 biên bản hợp tác được ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên ảnh 3
Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện doanh nghiệp vùng Tây Nguyên và Hàn Quốc đã chia sẻ những kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thế mạnh; hoạt động quảng bá thương hiệu và đưa ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên kết nối giao thương, mở ra cơ hội hợp tác bền vững trong tương lai.

Hơn 40 biên bản hợp tác được ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên ảnh 4
Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu sản phẩm của doanh nghiệp vùng Tây Nguyên trong khuôn khổ Hội nghị.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Tiến sĩ Trần Hải Linh, Chủ tịch VKBIA, Ủy viên Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, hợp tác về thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Hàn Quốc còn nhiều “dư địa” để cùng nhau phát triển. Trong đó, hội nghị lần này tiếp tục mang đến những cơ hội được thực hiện B2B, B2C, B2G… cho cộng đồng doanh nghiệp – doanh nhân 2 nước.

Hiệp hội VKBIA sẵn sàng tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp – doanh nhân 2 nước Việt-Hàn để hỗ trợ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc; đồng thời, hỗ trợ việc xúc tiến thương mại và hợp tác Việt-Hàn ngày càng đi sâu vào hiệu quả và thiết thực hơn.

Hơn 40 biên bản hợp tác được ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên ảnh 5
Doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên đã ký kết 42 biên bản ghi nhớ hợp tác. Trong đó, doanh nghiệp tại Lâm Đồng và Hàn Quốc ký kết 25 biên bản ghi nhớ hợp tác, Đắk Lắk là 11 biên bản, Đắk Nông 3 và Gia Lai 3 biên bản ghi nhớ hợp tác.

Hơn 40 biên bản hợp tác được ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên ảnh 6
Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu thực tế tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Trong khuôn khổ hội nghị, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có những chuyến thực tế tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chương trình giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên.

Hơn 40 biên bản hợp tác được ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và vùng Tây Nguyên ảnh 7
Chương trình giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và khu vực Tây Nguyên.

Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp Hàn Quốc, thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024.

Nguồn: nhandan.vn